Câu chuyện Bi-honey


Thời trước đâu ai nghĩ rằng người dân bình thường cũng có thể dùng mật ong phổ biến như bây giờ đâu. Lúc đó, mật ong rừng giá thành cao vì công khai thác nguy hiểm và tự đàn ong đi kiếm mật. Thời gian để ong trữ mật đến khi đầy một tổ cũng lâu hơn, mật khan hiếm do đó giá cao hơn.

Ngày nay, cũng là nhờ người nông dân của mình tìm cách nuôi được ong nên giá cả đã phải chăng hơn. Mật ong nuôi thì hoa nở ở đâu, người nuôi ong dời trại ong đến đó. Nếu thời tiết nắng ráo và vào mùa hoa, thì từ 7 đến 10 ngày là đã có thể thu hoạch mật một đợt rồi.

Mật rừng hay mật nuôi cũng từ enzim của con ong mà ra, giá trị dinh dưỡng không chênh lệch quá nhiều, mật nuôi lại cho được sản lượng cao, giá thành rẻ.

Tuy nhiên, mật ong từ đó lại đối mặt với rất nhiều khó khăn trên hành trình đến tay người tiêu dùng. Sự dễ dàng hơn trong khâu khai thác, khiến mật được sản xuất nhiều hơn nhưng không vì thế mà mật ong không phải đối mặt với những vấn đề thách thức để trở thành sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng.

Những thách thức có thể kể đến:

Mật ong không nguồn gốc, không tem mác, chất lượng không đảm bảo với mức giá trên trời xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Vào siêu thị thì loại mật rẻ nhất cũng có giá thành rất cao do phải bù các loại chi phí khác nhau.
Xót xa cho người dân nuôi mật khi giá mật ong bỏ sỉ tại trại được đem bán lại với giá thành gấp 5, 6 lần.

Thương người nông dân một thì thương người tiêu dùng mười vì mua bị độn giá quá nhiều mà không hề hay biết, nên mật ong vẫn là một món quà mắc tiền và xa xỉ.
….